Nguyệt San Số 41


Tình Mẫu Tử

Tác giả: Trương Nguyệt Ánh
Thể loại: Quê hương

     Người Mẹ 80 tuổi tay run run cầm di chúc, miệng thều thào "Nầy con Mẹ nay đã già rồi không biết chừng nào đi theo Ông theo Bà, nên Mẹ viết tờ di chúc nầy giao cho con. Con làTrưởng Nam, nên Mẹ chia cho con phần trên của căn nhà này để con ở và sau nầy làm nhà thờ Ông Bà". Đứa con trai hí hửng chụp ngay lấy tờ di chúc miệng ríu rít nói với Mẹ "Con cám ơn Mẹ, Mẹ an tâm đi, ngày mai con sẽ dọïn cho Mẹ chỗ ngủ gần nhà bếp cho ấm, thế phòng của Mẹ ở trên nầy".
    Tôi bàng hoàng khi chứng kiến cảnh đau lòng và nghĩ thầm "Chẳng lẽ người có trình độ học thức như ông ta mà lại đối xử với Mẹ tệ bạc như thế sao? Và chẳng lẽ đạo lý gia đình sau ngày 30-04-1975 lại suy sụp đến thế à?"
Rồi từ những năm tháng sau này qua báo chí, qua các phiên tòa xử, mà tôi có dịp tham dự với những vụ kiện về tranh chấp gia tài và khiếu kiện đất đai của những người thân, tôi càng ray rức và xúc động khi thấy giọt nước mắt liên tục chảy dài trên má của những người Mẹ tóc đã bạc màu.
Ôi ! Đến cuối đời mà phải khổ vì con, khóc vì những đứa con bất hiếu thật nghiệt ngã đau lòng, và tôi tự nghĩ tại sao trước ngày 30-04-1975 tuy không có ngày nào dành tặng cho Me,ï nhưng suốt 1 năm 365 ngày hình bóng người Mẹ thương yêu luôn ở trong lòng mọi người. Chữ Hiếu luôn được đề cao, Tình Mẫu Tử luôn được nhắc nhở các câu ca dao tục ngữ ngay cả đứa trẻ khi mới bước vào ngưỡng cửa học đường cũng đã nằm lòng.
"Công Cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ Mẹ, kính Cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
    Vậy mà sau ngày 30-04-1975 lại xãy ra những thảm cảnh con chưởi bới, đánh đập, khảo tra, đuổi xô kể cả giết Cha Mẹ không thương xót chỉ vì một vài mét vuông đất. Một cụ già đã đến nói với tôi "Thế hệ trẻ bây giờ nó không còn lương tri nữa, nó coi Cha Mẹ nó như con của nó, nó muốn hành hạ, đánh đập, khảo tra lúc nào chẳng được, có tiền, có của thì may ra nó mới thương, mới mến. Thời buổi bây giờ trong gia đình không còn tôn ti trật tự gì nữa, thật chữ hiếu đã bị xóa mất rồi cháu ơi !"

** Một cụ khác lại bảo " Thời này chỉ biết trung với nước, hiếu với dân; chủ nghĩa Tam Vô mà (Vô Gia Đình, Vô Tổ Quốc, Vô Tôn Giáo) vô gia đình thì làm gì còn hiếu mà nghĩ đến Cha Mẹ; con cái bây giờ toàn là những thứ bất nhân, bất nghĩa ! ……
Ôi ! Còn đâu là truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta, mà bốn ngàn năm Văn Hiến, ông cha ta đã dầy công xây dựng và bảo tồn mà cả thế giới đều biết đến và trân trọng.
Tôi tự nhủ thầm trong tiếc nuối "Ôi ! Còn đâu hình ảnh của người Mẹ hiền mang nặng đẻ đau,; sau chín tháng mười ngày với đôi tay gầy guộc ôm con vào lòng trong niềm vui hạnh phúc, khi thấy hình hài con mình được trọn vẹn; và để rồi cuộc sống của Mẹ hoàn toàn thay đổi từ gíấc ngủ cho đến sinh hoạt hằng ngày. Mẹ phải thức khuya ru con với những lời ru êm dịu, ngọt ngào để đưa con vào giấc ngủ yên lành.
"À … ơi ! ….
Mẹ thương, Mẹ hát, Mẹ ngâm,
Mẹ ru con ngủ, Mẹ thầm khuyên con ….
A … À … ơi ….
Công Cha như núi ngất trời,
Nghĩa Mẹ như nước ở gần biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con đi ….
     Nào có ai hiểu được tình thương bao la như trời biển, mà Mẹ luôn theo suốt quãng đời của con, cho đến khi Mẹ giã biệt cõi đời. Khi con bệnh Mẹ đau, khi con khóc Mẹ buồn, khi con vui Mẹ hạnh phúc.
Và nào có ai thấu suốt "Tình Mẫu Tử" vô cùng thiêng liêng, lúc nào cũng sống cho con, vì con, lo cho con từ giọt sữa đầu đời, lo cho con từ giấc ngủ dịu êm, lo cho con ngay cả khi dấn thân vào đời. Tất cả và tất cả đều là tình thương của Mẹ. Và …..
"Mẹ là biển, Mẹ là trời,
Hy sinh tất cả một đời vì con.
Sông dù cạn, đá dù mòn,
Tấm lòng của Mẹ vẫn còn mênh mông."

** Đứa con luôn là niềm hy vọng của Mẹ, còn gì vui hơn, còn gì hạnh phúc hơn khi thấy con lớn lên thành đạt và nên người.
"Ầu … ơ ….
Con ăn con ngủ cho no,
Con lẩy, con chững, con bò, con đi.
Ngày sau con học con thi,
Mẹ mong con đỗ Mẹ thì nhờ con"……

     Rồi thì, những nuối tiếc nầy đã theo tôi đến nước Úc, tôi càng ngỡ ngàng khi thấy nước Úc, nước Mỹ và các nước Âu Châu mặc dù không có nền văn hóa lâu đời như nước ta, nhưng họ cũng có một ngày dành cho Mẹ trong tháng 5, để tôn vinh, để nhớ đến công lao sinh thành dưỡng dục mà suốt cuộc đời đã hy sinh vì con.
Cũng như trong đạo Phật, các nước Đông Nam Á đã chọn ngày Rằm Tháng 7 là ngày Lễ Vu Lan làm Mùa Báo Hiếu với nhiều bổn kinh được phổ biến, chẳng hạn như Kinh "Đại Báo Ân Phụ Mẫu" đã ca tụng những đức tính hy sinh của người Mẹ, với những lo toan vất vả, chịu đựng từ khi bắt đầu mang thai cho đến ngày con sinh ra và khôn lớn. Để luôn nhắc nhở các Phật Tử lúc nào cũng hướng về người Mẹ hiền.
     Riêng các tín đồ Công Giáo, Đạo Thiên Chúa cũng chọn Tháng 5 là tháng của Mẹ và đặc biệt trong 10 Điều Răn của Đạo Thiên Chúa cũng có Điều Răn thứ Tư buộc mọi tín đồ phải hiếu thảo với Cha Mẹ. Ôi thật quý thay! …..
Tuy nhiên, do kinh tế thế giới mỗi ngày một khó khăn, do đó mà hầu như mọi gia đình nào cũng phải vội vã đi làm để kiếm sống, nên không còn thì giờ để chăm sóc Cha Mẹ già, đành phải đưa vào Viện Dưỡng Lão và mỗi cuối tuần đến thăm. Mặc dù, họ không bao giờ muốn như thế và vì thế "Tình Mẫu Tử" cũng đã biến dạng thật đáng tiếc….
"Một Mẹ nuôi nỗi mười con, Mười con không nuôi nổi một Mẹ."
Tệ hại hơn có những người cố tình quên lãng, cố tình tránh né gặp gỡ Cha Mẹ, vô tình họ đã quên đi đạo lý, quên đi "Tình Mẫu Tử" đã bỏ mặc cho Mẹ sống một mình không ai chăm sóc, vô tình họ đã đưa Cha Mẹ vào ngỏ cụt cô đơn, không còn một mải mai hạnh phúc nào gần con để đêm đêm tâm sự, đêm đêm chia sẻ những vui buồn, lo toan trong cuộc sống cùng con ở tuổi xế chiều, và họ đâu ngờ rằng chính điều này làm tắt
** Liệm những nụ cười trên môi của Cha Mẹ; để rồi khiến các cụ phải buồn chán dẫn đến bệnh trầm cãm rồi đôi khi đến tự tử. Thật nghiệt ngã đau lòng….
"Mẹ thương con biển hồ lai láng, Con thương Mẹ tính tháng tính ngày".
Thật sự đã đánh mất "Tình Mẫu Tử", một thứ tình tuyệt vời không một tình thương nào so sánh được; mà khi mất đi rồi sẽ không có tình nào có thể thay thế.
"Còn Cha, còn Mẹ thì hơn,
Mất Cha, mất Mẹï như đờn đứt dây, 
Đứt dây còn dây nối lại,
Cha Mẹ mất rồi con phải mồ côi."
     Nhưng dù sao, tôi vẫn còn hy vọng ở họ nếu như họ nghe được câu chuyện "Tình Mẫu Tử" của con vượn họ có thể suy xét lại về hành động trách nhiệm và vô lương tâm đối với Cha Mẹ, "Con vượn Mẹ bị thương nặng bởi một mũi tên độc của người thợ săn; biết mình sắp chết nên đã cố ôm con vào lòng cho bú lần cuối. Sau đó ngả lăn ra chết, người thợ săn muốn bắt luôn vượn con, nên đã dùng kế lấy roi đánh vào xác vượn Mẹ. Vượn con thấy được, đã kêu gào thương xót, chạy đến bên xác Mẹ. Thế là …. vượn con bị bắt, người thợ săn kéo xác vượn Mẹ về nhà, vượn con lúc nào cũng ở bên xác vượn Mẹ, luôn kêu gào thảm thiết và vài ngày sau cũng chết theo Mẹ….."
Hởi những ai đã lãng quên, đã đánh mất "Tình Mẫu Tử", chúng ta sẽ nghĩ sao về "Tình Mẫu Tử" của vượn, tuy là giống vật nhưng vẫn biết thương Mẹ, vẫn liều chết vì Mẹ, chúng ta là con người thì phải như thế nào đây đối với Mẹ mình?
Thời gian không còn chờ bạn nữa …..Đừng chờ đợi …..Bởi liệu bạn có còn thời gian và cơ hội không? Hãy thức tỉnh để không bao giờ hối tiếc khi mất Mẹ!
Chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ, cảm nghĩ của Mark Twain "Tuy phải đương đầu với những khó khăn của đời tôi, nhưng tôi nghĩ Mẹ tôi vẫn thích những thử thách đó!....."ù
Và như Nhà Văn Hào Victo Hugo "Ôi ! Tình Mẹ ! Mối tình không ai quên được …… "

Trương Nguyệt-Ánh